GỢI Ý 25 MẪU MÂM QUẢ NGÀY CƯỚI BA MIỀN NAM, TRUNG, BẮC
Là người Việt Nam chúng ta luôn tự hào với nền văn hoá luôn được gì giữ từ đời này sang đời khác. Một trong những văn hoá lâu đời đó là phong tục cưới của đất nước ta. Trong đó, mâm quả vừa mang tính truyền thống vừa có một ý nghĩa sâu sắc đối với hôn nhân. Hôm nay Tony Wedding sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mâm quả ngày cưới cũng như gợi ý cho bạn mẫu mâm quả từ truyền thống đến hiện đại, cùng tham khảo nhé.
1. Mâm quả ngày cưới là gì?
Mâm quả ngày cưới được xem là lễ vật, phong tục không thể thiếu trong ngày cưới. Hay còn được gọi là sính lễ cưới, đây là quà của nhà trai mang qua nhà gái để thưa chuyện trong đám hỏi hoặc đám cưới.
Mâm quả cưới đẹp có ý nghĩa minh chứng cho sự chu toàn, giá thế, trách nhiệm của nhà trai đối với nhà gái. Và cũng là sự tôn trọng vì quà cưới được trao và bày trí trước bàn thờ gia tiên.
Tuỳ vào từng vùng miền mà có số lượng mâm quả cưới và yêu cầu khác nhau. Thông thường, bộ mâm quả cưới miền Nam đi theo số chẵn như 6,8. Còn miền Bắc là số lẻ như 3,5,7,9. Miền Trung tuỳ ý theo mỗi gia đình.
Ngày nay mâm quả cưới truyền thống đã có nhiều biến tấu thành mâm quả có phong cách hiện đại. Được sử dụng phong phú những lễ vật khác sang trọng thể hiện gia thế của gia đình.
2. Mâm quả ba miền Nam, Trung, Bắc gồm những gì?
1. Mâm quả đám cưới miền Nam
Mâm quả đám cưới miền Nam thường là số chẵn 4,6,8,10. Con số được lựa chọn nhiều nhất là 6 hoặc 8 vì đây là con số thể hiện tài lộc, may mắn. Số lượng sính lễ cưới cũng tuỳ thuộc vào gia cảnh mỗi gia đình.
Mâm quả truyền thống gồm:
- Mâm trầu cao
- Mâm trà, rượu và nến khắc long phụng
- Mâm tiền, trang sức
- Mâm bánh su sê
- Mâm xôi gấc
- Mâm hoa quả
- Mâm bánh kem
- Mâm heo sữa quay
2. Mâm quả ngày cưới miền Trung
Thông thường mâm quả cưới miền Trung không đặt quá nhiều về hình thức. Số lượng cũng tùy thuộc vào điều kiện gia đình. Nhưng dù là số lượng bao nhiêu, bắt buộc sẽ có 4 lễ vật này là: trầu cau, bánh phu thê, chè rượu và nến tơ hồng
Mâm quả truyền thống gồm:
- Mâm trầu cau
- Mâm Trà, rượu, nến long phụng
- Mâm bánh phu thê
- Mâm xôi gấc, gà luộc
- Mâm trái cây
- Mâm nem chả hoặc chè
3. Mâm quả ngày cưới miền Bắc
Miền Bắc với một phong tục “trong chẵn ngày lẻ” dành cho sính lễ cưới. Tức là, số lượng mâm quả cưới là lẻ, nhưng bên trong lễ vật là chẵn. Đám cưới được chuẩn bị cầu kỳ nên lễ vật cũng phải tương xứng.
Tráp cưới truyền thống gồm:
- Mâm trầu cau
- Mâm chè
- Mâm bánh cốm
- Mâm rượu và trà
- Mâm hạt sen
- Mâm bánh phu thê
- Mâm bánh đậu xanh
- Lẵng hoa kết rồng phụng
- Mâm heo sữa quay
Xem thêm:
3. Mẫu mâm quả đẹp cho ngày cưới
1. Mâm quả rượu, trà, đèn cầy long phụng
Đây là lễ dâng lên ông bà tổ tiên thể hiện sự thiêng liêng, trân trọng. Nhằm mong ông bà chứng giám cho tình yêu đôi lứa nên vợ nên chồng.
2. Mâm quả đám cưới trầu cau
Trong phong tục cưới hỏi bà có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Bắt đầu từ sự tích trầu cau của cặp vợ chồng thể hiện sự thuỷ chung từ xa xưa. Thể hiện sự yêu thương khăng khít, bền chặc suốt đời. Vì thế, mâm quả trầu cau là lễ vật không thể thiếu.
Mâm trầu cau thường được chuẩn bị 105 hoặc 60 quả. Mỗi quả đi cùng 2 lá trầu được lựa chọn kỹ lưỡng và tươi xanh.
3. Mâm cưới bánh phu thê/ Xu xê
Bánh phu thê hay còn gọi là xu xê tượng trưng cho sự ngọt ngào, tựa lời chúc phúc của nhà trai dành cho nhà gái vè sự sắc son.
4. Mâm quả trái cây
Để thể hiện cho tình cảm được “Đơm hoa kết trái” thì trái cây là một lễ bạn sẽ chuẩn bị cho ngày cưới. Những loại trái cây được sử dụng phổ biến như táo, nho, xoài…Ngoài kiểu dáng xếp thành tầng, trong đám cưới người ta thường kết hoa quả cưới hình rồng phụng. Điều này tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, nhiều con cái trong hôn nhân.
5. Mâm quả cưới xôi gấc và gà luộc
Tuỳ vùng miền sử dung chỉ xôi gấc hoặc kèm theo gà luộc. Nhưng xôi sẽ được làm theo khuôn hình trái tim gọn gàng hoặc khuôn đầy thể hiện sự ấm no. Màu đỏ của gấc tượng trưng cho sự may mắn cho hôn lễ của đôi lứa.
6. Mâm quả chè/trà
Trong văn hoá của người miền Bắc, ấm chè trên bàn là điều không thể thiếu. Một ấm chè mang đến sự ấm cùng, gần gũi, cởi mở hơn khi trò chuyện cùng nhau. Cần né tránh những loại ưuar có vị chua chát và tên có ý nghĩa không tốt.
7. Mâm quả bánh kem
Nếu như cốm được miền Bắc, miền Trung sử dụng thì miền nam ưu chuộng bánh kem hơn. Vị ngọt ngào của chiếc bánh thể hiện sự ngọt ngào sâu đậm. Đặc biệt bánh kem mang đến nhiều màu sắc phong phú cho mâm quả cưới.
8. Mâm quả cưới bánh cốm
Cốm là sính lễ cưới truyền thống của người miền Bắc. Người ta xem cốm như sự hài hoà của âm, dương. Là kết hợp hoàn hảo của vợ chồng có một cuộc sống viên mãn về sau.
9. Mâm quả cưới tiền vàng
Ngoài những sính lễ cưới truyền thống trên đôi khi nhà trai sẽ chuẩn bị thêm mâm tiền, vàng. Điều này thể hiện gia thế, sự chu toàn của nhà trai dành cho cô dâu trước khi về nhà chồng.
10. Mâm cưới heo quay
Trong sính lễ cưới hỏi sẽ có mâm quả heo quay. Một con heo sữa sẽ được để nguyên với lớp da đỏ hồng tượng trưng cho sự phát tài phát lộc. Và cuộc sống viên mãn về sau của cô dâu chú rể.
Mâm quả ngày cưới là một nét phong tục cưới hỏi truyền thống đặc sắc cần được lưu trữ và phát huy. Đây không chỉ là sính lễ trong ngày rước dâu mà còn thể hiện sự thành kính của gia đình nhà trai. Vì vậy, cần sự chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng.
Hy vọng với những thông tin trên đã một phần giúp bạn hiểu được chuẩn bị mâm quả cưới cần những gì. Chúc bạn có một lễ thành hôn thành công và hạnh phúc hôn nhân viên mãn.
Xem thêm video pre-wedding tại YOUTUBE của Tony Wedding