PHONG TỤC CƯỚI HỎI NGƯỜI HOA

PHONG TỤC CƯỚI HỎI NGƯỜI HOA

Kinh nghiệm cưới viết bởi Tony Wedding
30
12 2023

PHONG TỤC CƯỚI HỎI NGƯỜI HOA

Phong tục cưới hỏi người Hoa vẫn luôn là nét đẹp truyền thống, được cộng đồng người Hoa lưu giữ và truyền lại khá nguyên vẹn. Cộng đồng người Hoa sống tại TP. Hồ Chí Minh chiếm một phần không nhỏ, chủ yếu tập trung tại quận 5, quận 6, quận 11 và một phần của quận 10.

Tuy đã sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh lâu năm nhưng những nét phong tục cưới hỏi người Hoa vẫn còn giữ nguyên vẹn.

Đặc biệt là thủ tục cưới hỏi, những gia đình này họ rất coi trọng lễ nghĩa và phải thực hiện đủ các lễ nghi truyền thống. Vậy các cặp đôi đã biết đến những phong tục hấp dẫn của người Hoa chưa? Hãy cùng Tony Wedding khám phá nhé!

1. Những phong tục cưới hỏi người Hoa

1.1 Phong tục lấy lá số so tuổi của người Hoa

Khi cặp đôi yêu nhau và có ý định tiến đến hôn nhân thì người con trai phải về nhà thưa chuyện với gia đình mình và nhờ người lớn sang nhà bạn gái để xin được sự chấp thuận. Sau khi được gia đình nhà gái chấp thuận, bên nhà trai sẽ xin lấy tuổi của cô gái về xem.

Nếu tuổi của cả hai nằm trong “Tứ hành xung” thì cả hai không được đến với nhau. Thông thường, việc so tuổi này sẽ diễn ra vào đầu năm mới.

Phong tục cưới hỏi người Hoa
Phong tục cưới hỏi người Hoa

Hiện nay, phong tục so tuổi này vẫn còn trong một số gia đình nhưng cũng không quá nghiêm trọng như thời xưa. Hợp tuổi hay không cũng không quá quan trọng mà quan trọng nhất là cả hai phải thật lòng yêu thương nhau cùng nhau xây dựng nên một gia đình hạnh phúc.

1.2 Phong tục trong lễ ăn hỏi của người Hoa

Theo phong tục, sau khi lấy lá số so tuổi nếu cặp đôi hợp tuổi nhau thì sẽ tiến hành bước kế tiếp. Nhà trai sẽ sang nhà gái và người đại diện lúc này được gọi là bà mai mối. Người này được tin là sẽ mang duyên lành nối dây tơ hồng cho hai bên đến được với nhau. Lúc này, nhà trai sẽ mang lễ vật sang nhà gái:

Lễ vật gồm

  • Mâm quả quýt có dán chữ hỷ.
  • 4 món Hải vị (đại diện cho 4 phương): Tóc tiên, Tôm khô, Mực khô, Nấm đông cô khô.
  • 1 cặp gà còn sống (phải là gà mái và trống).
  • 1 con heo quay
  • Bánh cưới

Sau khi chấp nhận lễ vật nhà gái sẽ mời nhà trai ở lại dùng bữa cơm và cùng nhau thoả thuận lễ vật và tiền dẫn cưới.

1.3 Lễ nghinh thân trong đám cưới người Hoa

Trước khi lên đường đi rước cô dâu, chú rể sẽ được nhận bao lì xì “lấy hên” của ba mẹ. Trong đoàn rước dâu đa phần là bạn bè của chú rể và họ hàng gần, ba mẹ chú rể sẽ không đi chung mà ở nhà đón cô dâu.

Khi rước dâu thường sẽ đi đường vòng, đường đi và đường về sẽ khác nhau phong tục này sẽ giúp cho cô dâu chú rể chuyển vận và sẽ gặp được nhiều may mắn hơn. Xe rước dâu của chú rể đến nhà cô dâu, người giúp chú rể mở cửa xe là em trai hoặc em họ của cô dâu. Sau đó, dâng trà cho chú rể và nhận lì xì.

1.4 Phong tục chặn cửa trong đám cưới người Hoa

Khi đoàn rước dâu của chú rể đến nơi thì chị em, bạn bè bên nhà gái sẽ đóng chặt cửa và đứng trước cửa. Lúc này, một số chị em sẽ nghĩ ra nhiều trò để phá chú rể, làm khó đoàn rước dâu bằng những thử thách như: ăn chanh, hát, hít đất,… Chú rể sẽ được nhận sự trợ giúp của rể phụ cho đến khi đàn gái cảm thấy hài lòng thì mời được vào rước cô dâu.

Phong tục cưới hỏi người Hoa
Phong tục cưới hỏi người Hoa

Sau khi được vào nhà cô dâu, cô dâu chú rể sẽ cùng nhau lạy bái tổ tiên, sau đó sẽ dâng trà mời ba mẹ, họ hàng. Sau đó người nhà cô dâu chúc phúc cho cô dâu chú rể bằng cách lì xì hoặc quà tặng trang sức.

1.5 Phong tục phát lì xì trong đám cưới người Hoa

Bao lì xì màu đỏ mang một ý nghĩa may mắn, mọi sự đều thuận buồm xuôi gió. Những lì xì này thường được cô dâu chú rể lì xì cho dâu phụ, rể phụ.

Phong tục cưới hỏi người Hoa
Phong tục cưới hỏi người Hoa

2. Mâm quả truyền thống trong đám cưới của người Hoa

Mâm quả của người Hoa cũng là một nét văn hoá truyền thống, nét đẹp được lưu giữ đến hiện nay. Thông thường người Hoa sẽ không quy định số lượng mâm quả cụ thể, tuy nhiên càng nhiều càng tốt điều này thể hiện sự sung túc cho vợ chồng mới. 

Theo phong tục đám cưới người Hoa, mâm quả không nên rơi vào số lẻ mà nó phải là những con số chẵn như 6,8,10,…thể hiện sự trọn vẹn có đôi có cặp. Cụ thể những mâm quả cưới sẽ bao gồm: 

  • 1 Cặp quả quýt mang ý nghĩa sớm sinh quý tử.
  • 1 Con heo quay.
  • 1 Cặp gà (gồm 1 trống và 1 mái phải còn sống)
  • 4 Món hải vị đại diện cho 4 phương (thường sẽ là tôm khô, nấm đông cô, mực khô, tóc tiên).
  • 1 Bánh cưới.

Ngoài những mâm quả truyền thống như trên, ngày nay mâm quả hiện đại của người Hoa gồm:

  • Đùi heo.
  • Trầu cau.
  • Rượu trà.
  • Hoa quả.
  • Tiền vàng.

Một trong những mâm quả bắt buộc phải có trong lễ dạm ngõ và lễ rước dâu là đùi heo quay. Mang ý nghĩa hướng đến những điều tốt đẹp, phúc lành cho cô dâu chú rể trong ngày trọng đại. Đây cũng chính là một trong những nét đặc sắc trong văn hoá đám cưới của người Hoa.

3. 4 nghi thức cưới hỏi của người Hoa bao gồm những gì?

Theo trình tự đám cưới của người Hoa sẽ phải trải qua 4 bước sau:

  1. Lễ Thuyết Thân: Lễ này còn được biết đến với tên gọi khác là lễ Sang nhà, lễ Xem mắt. Buổi lễ này cũng có chung ý nghĩa như Lễ Dạm Ngõ của người Việt. Lúc này nhà trai sẽ sang nhà gái để ngõ lời xin hỏi cưới.
  2. Coi bói chọn ngày lành, tháng tốt: Đây là sự kết hợp của 3 phong tục: vấn danh, nạp cát, và thỉnh kỳ. Cả hai bên gia đình sẽ thống nhất về ngày giờ tổ chức hôn lễ, tiệc để cầu phúc lành cho vợ chồng mới cưới.
  3. Lễ Đính Hôn: Được gọi là Qua Đại Lễ, đây là lễ ăn hỏi của người Việt.
  4. Lễ Nghênh Thân: Lễ này diễn ra chính là nghi thức nhận người con gái về làm dâu. Lúc này người con gái đã trở thành người thân trong gia đình, đây còn được gọi là Lễ đón dâu hay Lễ cưới.

4. Phong tục cưới hỏi truyền thống khác của người Hoa

Ngày nay, các phong tục cưới hỏi, tập quán từ thời xưa vẫn còn được người Hoa duy trì cho đến ngày nay. 

  • An sàng: Trang trí giường tân hôn mang ý nghĩa cầu mong cho vợ chồng sớm sinh quý tử, con cháu đầy đàn.
  • Chải tóc: Nghi thức chải đầu được thực hiện 3 lần, mỗi lần chải cần phải chải từ đầu đến ngọn tóc với quan niệm: 1 chải tới đuôi (tình duyên không đứt đoạn), 2 chải răng long đầu bạc, 3 chải con cháu đầy đàn. Nghi thức này phải được thực hiện bởi một người phụ nữ phúc hậu, có một cuộc sống hôn nhân viên mãn. Sau khi chải đầu xong, mọi người sẽ cùng nhau ăn chè trôi nước.
  • Hồng bao: Tiền mừng cưới sẽ được để trong các bao đỏ có chữ hỷ bên ngoài bao gọi là hồng bao. Hồng bao là cách để người thân, họ hàng gửi lời chúc phúc, tiền tài, may mắn và tuổi thọ đến đôi vợ chồng mới cưới. Khi trao và nhận hồng bao, thì phải dùng cả 2 tay đưa và nhận để thể hiện sự trang trọng và lòng chân thành. Số tiền mừng hồng bao sẽ tuỳ thuộc vào điều kiện gia đình nhưng cần tránh số 4 vì đây là con số kiêng kỵ trong văn hoá người Hoa do âm đọc gần giống với chữ “tử”.
Phong tục cưới hỏi người Hoa
Phong tục cưới hỏi người Hoa

Trên đây, Tony Wedding đã giúp các cặp đôi tương lai của gia đình người Hoa hiểu thêm về phong tục, tập quán truyền thống trong văn hoá cưới hỏi. Hãy lưu ý và chuẩn bị thật kỹ để ngày vui diễn ra được suôn sẻ nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Xem Thêm
Kinh nghiệm chụp ảnh cưới
CHUYÊN MỤC : DỊCH VỤ CƯỚI
Kinh nghiệm chụp ảnh cưới
KINH NGHIỆM CƯỚI
Địa điểm chụp ảnh cưới
BẢNG GIÁ CHỤP ẢNH CƯỚI NGOẠI CẢNH TPHCM

Khi nhắc đến giá chụp ảnh cưới ngoại cảnh TPHCM , Tony cảm nhận xu hướng chụp ảnh cưới này càng ngày càng có nhiều sự thay đổi rất mới.

CHUYÊN MỤC : DỊCH VỤ CƯỚI
Kinh nghiệm chụp ảnh cưới
KINH NGHIỆM CƯỚI
Kinh nghiệm ngày cưới
Địa điểm chụp ảnh cưới
BẢNG GIÁ CHỤP ẢNH CƯỚI TRỌN GÓI TPHCM – SÀI GÒN 2024

Tony hiểu album ảnh cưới không chỉ đơn giản có tác dụng lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ trong ngày trọng đại

CHUYÊN MỤC : Kinh nghiệm chụp ảnh cưới
KINH NGHIỆM CƯỚI
Kinh nghiệm ngày cưới
Mẫu Album Ảnh Cưới Đẹp, Xu Hướng 2025

Tony Wedding đã cho ra mắt Album Cưới Multistyle – một sản phẩm kết hợp nhiều phong cách trong cùng một album. Với Album Cưới Multistyle, các cặp đôi sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều bối cảnh khác nhau trong cùng một buổi chụp mà không cần phải di chuyển hay lo lắng về chi phí phát sinh.

NHẬN BẢNG GIÁ ƯU ĐÃI