LỄ HẰNG THUẬN LÀ GÌ? NGUỒN GỐC VÀ VÀ NGHI THỨC TỔ CHỨC LỄ
Khi bạn đã tìm hiểu thật kỹ về các nghi thức lễ cưới cần thiết cho ngày trọng đại của mình. Những lễ nghi từ đám hỏi đến đám cưới đã khá quen thuộc nhưng lại khá ít người biết đến lễ Hằng thuận. Vậy lễ Hằng thuận là gì? Nguồn gốc từ đâu? Và có ý nghĩa gì đối với hôn nhân? Mời các bạn tìm hiểu cùng Tony nhé.
1. LỄ HẰNG THUẬN LÀ GÌ?
Lễ Hằng thuận là gì? Đây là một nét đẹp trong văn hoá Phật giáo Việt Nam. Lễ Hằng thuận được hiểu là lễ kết hôn được tổ chức ở chùa. Đây chính là nghi thức lễ cưới của Phật giáo dành riêng cho Phật tử.
Nguồn gốc lễ Hằng thuận là gì?
Lễ Hằng thuận được bắt nguồn từ thời Đức Phật còn tại thế, nhân dịp Ngài về thăm kinh thành Ca Tỳ La Vệ vào ngày Vương Tử Ma Ha cưới vợ. Tất cả cung thỉnh Ngài và Tăng đoàn đến dự đám cưới của Vương tử.
Ngài đến tham dự chứng minh cho buổi lễ. Và tại đây, Đức Thế Tôn đã ban những lời daỵ cho vợ chồng Vương tử về bổn phận làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ cùng nhiều bổn phận khác.
Lễ Hằng thuận đầu tiên tại Việt Nam
Nhiều tại liệu ghi nhận rằng, nghi thức này đầu tiên được Phật tử đề xuất tổ chức lễ cưới tại chùa là cụ Nguyễn Trọng Thuật – Đồ Nam Tử (1883-1940), quê ở Hải Dương.
Năm 1930, bác sỹ Phật tử Tâm Minh – Lê Đình Thám đã tổ chức lễ cưới cho con gái đầu lòng là bà Lê Thị Hoành với ông Hoàng Văn Tâm tại chùa Từ Đàm – Huế. Đây là lễ cưới được tổ chức đầu tiên tại chùa trong lịch sủ Phật giáo nước Việt Nam.
Đến năm 1971, Hoà thượng Thích Thiện Hoà đã chính thức đặt tên cho cho nghi thức này là lễ Hằng thuận.
2. Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH CỦA LỄ HẰNG THUẬN
Ý nghĩa lễ Hằng thuận là gì?
Căn cứ theo tên gọi :
Hằng: nghĩa là thường xuyên, luôn luôn, mãi mãi.
Thuận: nghĩa là yên ấm, hoà hợp, thuận thảo.
Hằng thuận chính là sự hoà hợp trong hôn nhân, tôn trọng đạo vợ chồng. Vợ chồng hoà thuận, tương kính nhường nhịn lẫn nhau, cùng nhau làm tròn trách nhiệm bổn phận vợ chồng, dâu rể, cha mẹ, con cái.
Đồng thời cũng hướng đến con đường tu tập, giác ngộ giải thoát.
Mục đích của lễ Hằng thuận
Trong đời sống hiện đại, sự phóng khoán trong cách sống luôn có mặt tích cực và tiêu cực. Con người ngày càng cởi mở và xoá bỏ nhiều định kiến cũng như phân biệt. Thế nhưng song song đó, yêu thương dựa trên nền tảng mỏng manh và nhanh chóng dẫn đến hôn nhân không bền chặc.
Đứng trước sự đổi thay như vậy. Phật giáo đã giúp cho Phật tử và những ai hướng Phật sắp bước vào ngưỡng của hôn nhân ý thức được tầm quan trọng của nền tảng đạo đức. Cũng như hiểu được ý nghĩa của lòng chung thuỷ, tôn trọng, quý kính lẫn nhau.
BẢNG GIÁ CHỤP ẢNH & QUAY VIDEO PHÓNG SỰ CƯỚI 2022
3. NGHI THỨC TỔ CHỨC LỄ HẰNG THUẬN
Tổ chức lễ Hằng thuận khi nào?
Theo phong tục cưới hỏi truyền thống Việt Nam. Lễ Hằng Thuận sẽ được tổ chức cùng ngày với lễ cưới chính thức.
Đó là thời điểm sau khi làm vễ rước dâu tại nhà gái, hai gia đình sẽ cùng di chuyển đến chùa và tiến hành nghi thức lễ Hằng thuận rồi mới đưa dâu về nhà trai.
Hoặc lễ Hằng thuận tổ chức sau khi dưa dâu về nhà trai, sau khi dâu rể đã hoàn thành nghi thức tại gia.
Trình tự lễ Hằng Thuận là gì ?
Tuỳ Theo quy định của mỗi chùa cũng như điều kiện tổ chức. Nghi thức lễ cưới có thể kéo dài từ 45 – 60 phút, theo trình tự sau:
Ổn định vị trí:
Mọi người ổn định chổ ngồi trong chính điện, được xếp theo nguyên tắc nam tả, nữ hữu.
Cô dâu, chú rể quỳ trước bàn dài ở chính điện, hướng về nơi thờ phật.
Trước khi làm lễ, dâu rể sẽ được chủ trì làm lễ quy y nếu chưa có pháp danh. Trường hợp đã quy t thì chủ hôn sẽ tiến hành tuyên bố buổi lễ, thành phần tham dự, đại diện gia đình nói lời phát biểu.
Nghi lễ chính:
Nghi lễ chính của lễ Hằng thuận Phật giáo thường gồm 4 bước căn bản sau đây:
- Cô dâu chú rể đọc lời nguyện, cùng nghe lời giảng của trụ trì về luân thường đạo lý trong hôn nhân, gia đình cũng như xã hội.
- Hoà thượng chủ hôn sẽ buộc dây tơ hồng là bằng ruy băng, sợi len hoặc lụa đỏ để thể hiện sự gắng bó trọn đời.
- Cô dâu chú rể thực hiện bước tiếp Theo là đảnh lễ niệm ân cha mẹ hai bên. Nhằm thể hiện lòng biết ơn công thành dưỡng dục. Tiến hành trao nhẫn cưới và ký giấy chứng nhuận.
- Cuối cùng là đại diện hai bên gia đình phát biểu, sau đó cùng nhà Sư và gia đình có thể tặng hoa và quà cho nhau. Kết thúc buổi lễ, phật tử thường ở lại dùng trà, bánh hoặc dùng tiệc chay trong chùa.
4. NHỮNG LƯU Ý KHI TỔ CHỨC LỄ HẰNG THUẬN
Bạn cần liên hệ với chùa nơi cả hai mong muốn tiến hành lễ Hằng thuận để gặp các Thầy để hướng dẫn thủ tục cần thiết.
Thông báo với ban đại diện về giờ giấc, lịch trình tại tư gia để các Thần sắp xếp.
Đặc biệt là bạn cần thông báo hai bạn đã quy y và có pháp danh hay chưa.
Chuẩn bị áo dài cưới truyền thống, thông báo với gia đình nêm mặc trang phục kín đáo, phù hợp nơi tôn nghiêm.
Lên danh sách khách mời cụ thể, cùng bàn bạc với chùa về quy cách trang trí và tiệc chay sau lễ.
5. TỔ CHỨC LỄ HẰNG THUẬN Ở ĐÂU?
Dưới đây là danh sách các chùa tại miền Nam mà các bạn có thể tham khảo để tổ chức lễ Hằng thuận:
- Chùa Vĩnh Nghiêm – Địa chỉ: 339 Đ. Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 14, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Chùa Pháp Hoa – Địa chỉ: 870 Trường Sa, Phường 14, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Chùa Định Thành – Địa chỉ: 629 Đ. Cách Mạng Tháng 8, Phường 15, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
- Chùa Viên Giác – Địa chỉ: 193 Bùi Thị Xuân, Phường 1, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
- Chùa Giác Ngộ – Địa chỉ: 92 Nguyễn Chí Thanh, Phường 3, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
- Chùa Hoằng Pháp – Địa chỉ: 96 ấp Tân Thới 3, Tân Hiệp, Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh
6. CHI PHÍ TỔ CHỨC LỄ HẰNG THUẬN
Lưu ý đâu là chi phí tham khảo nên để biết chính xác các bạn hãy liên hệ trực tiếp nơi mà bạn muốn tiến hành hôn lễ.
Chi phí trang trí từ 5-15 triệu đồng
Trang trí chủ yếu là sử dụng hoa thế nên nên gia đình không lo ngại về điều kiện kinh tế bạn hãy sử dụng hoa tươi. Nhưng nếu muốn tiết kiệm, có thể sử dụng hoa lụa.
Chi phí nghi lễ 10 – 30 triệu
Tuỳ vào nghi thức cúng dường mà cặp đôi lựa chọn là Tam bảo hay Trai Tăng. Cụ thể, bạn chọn hình thức cúng dường Tam bảo tức là hai gia đình sẽ công đức một khoản chi phí cho chùa để chuẩn bị hoa quả và nhang đèn.
Ngược lại, cúng dường Trai Tăng là hình thức công đức riêng cho các nhà sư thực hiện lễ. Gia đình cần cân nhắc số lượng nhà sư để chuẩn bị trước số tiền công đức phù hợp.
Chi phí đãi tiệc sau lễ 2 – 10 triệu
Chi phí này phụ thuộc vào tiệc ngọt hay tiệc chay. Cụ thể, tiệc ngọt bao gồm trà, bánh, kẹo. Chi phí sẽ không đáng kể chỉ rơi vào khoảng 2 -3 triệu.
Với trường hợp cặp đôi lựa chọn chiêu đãi các khách mời, tăng ni, phật tử, chi phí sẽ tính theo số lượng khách mời.
NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH ĐỂ TIẾT KIỆM CHI PHÍ ĐÁM CƯỚI
Hy vọng sau bài viết này, các cặp đôi hiểu được ý nghĩa lễ Hằng thuận là gì. Cũng như nghi thức và chi phí chuẩn bị khi chọn tổ chức lễ cưới tại chùa. Chúc các bạn có ngày vui trọn vẹn và có một hôn nhân bền vững.